Đảo Hòn Mun (Nha Trang) - với mặt nước trong như ngọc |
Phát triển du lịch Nha Trang cần gắn với bảo tồn sinh thái đa dạng sinh học, cảnh quan ở đảo Hòn Mun tuyệt đẹp này!
UBND tỉnh Khánh Hòa mới vừa xem xét đề xuất đầu tư mới “Khu du lịch bảo tồn sinh thái biển Hòn Mun” thuộc khu Bảo tồn sinh thái biển đầu tiên của Việt Nam tại đảo Hòn Mun trong vịnh Nha Trang.
Công ty cổ phần TM - DV du lịch Hòn Tằm Biển Nha Trang đã đề nghị được giao đất tại đảo Hòn Mun cộng với hơn 30.000m2 mặt nước biển tiếp giáp đảo thuộc vùng lõi của khu Bảo tồn biển Hòn Mun, là vùng bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt của danh thắng cấp quốc gia vịnh Nha Trang - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Bởi vì, khi làm khu du lịch sinh thái trên đảo chắc chắn Nhà đầu tư phải xây dựng hàng loạt các công trình từ đường đi cho đến nhà hàng, khách sạn, khu dịch vụ giải trí, trò chơi công cộng,... Việc làm này chắc chắn không ít thì nhiều cũng sẽ tác động đến cảnh quan nơi đây".
Bên cạnh đó, theo ông Khang, nếu UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định bàn giao, cho chủ đầu tư sử dụng một phần diện tích trong khu bảo tồn để làm khu du lịch, thì trái Luật hoàn toàn.
Nếu muốn triển khai, về chủ trương phải làm các thủ tục chuyển đổi diện tích đó ra khỏi khu vực bảo tồn, trong đó bao gồm: đánh giá tác động môi trường, làm thủ tục đất đai, sau đó mới triển khai được.
"Riêng với dự án trên, theo tôi cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích kinh tế mang lại và việc bảo tồn thiên nhiên rồi mới quyết định cho triển khai hay không. Bình thường theo đúng Luật là không được triển khai vì nằm trong khu bảo tồn nghiêm ngặt, dưới góc độ nhà bảo tồn tôi cũng không khuyến khích", ông Khang cho hay.
Lại đưa ra nhìn nhận khác, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam lại cho rằng, về cơ sở pháp lý, họ có quyền làm các khu du lịch sinh thái bảo tồn biển.
Thế nhưng, điều quan trọng, việc xây dựng đó phải phù hợp với quy hoạch vùng bảo tồn của nơi đó, cụ thể ở đây là đảo Hòn Mun.
"Trong quá trình quy hoạch, xây dựng dự án, chủ đầu tư phải đảm bảo không làm ảnh hưởng những vùng đã được quy hoạch bảo tồn, không làm ảnh hưởng hệ sinh thái trên biển, như sinh vật biển, san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, các loài cá biển, theo đúng Nghị định 160 của nhà nước quy định.
Các tổ chức du lịch phải chú ý đến việc bảo tồn các khu yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt, để giảm bớt ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học, sinh cảnh của vùng đó", ông Huỳnh nhấn mạnh.
Cụ thể, theo ông Huỳnh, đối với những vùng như đảo Hòn Mun, nên tận dụng du lịch sinh thái bằng các tuyến đường mòn, đi tham quan các điểm thiên nhiên xung quanh đảo. Bên cạnh đó, cho du khách tận hưởng việc ngắm san hô, cỏ biển, chèo thuyền vãn cảnh, chỉ có như vậy mới gìn giữ được cảnh quan nơi đây.
Đã phát triển thì khó giữ
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, GS.TSKH Vũ Quang Côn - Nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái tài nguyên và sinh vật cho rằng, nếu chỉ bảo tồn mà không có sự phát triển du lịch thì sẽ không có kinh phí để bảo tồn, đó là quy luật tất yếu.
Chính vì thế, thay vì nghiêm cấm, chúng ta phải chấp nhận thực tế, cho làm du lịch để có kinh phí bảo tồn.
Một điều quan trọng vẫn diễn ra hiện nay, đó chính là, từ trước đến nay, nhiều khu bảo tồn đồng ý cho phát triển du lịch với tinh thần gìn giữ được hệ sinh thái đa dạng sinh học, không phá vỡ cảnh quan.
Thế nhưng, chỉ sau một thời gian phát triển, khi khách du lịch vào nhiều thì lại chạy theo lợi nhuận kinh tế, không hạn chế được sự tàn phá, hệ sinh thái cũng như cảnh quan tự nhiên dần biến mất.
Lấy ngay ví dụ cụ thể, theo ông Côn, ở khu đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) cũng là khu bảo tồn biển, nhưng vẫn để cho du lịch phát triển. Chúng ta vẫn tuyên bố phải gìn giữ nét nguyên sơ, thế nhưng, hiện nay khi du lịch phát triển thì một số cầu đường được xây dựng, cũng như hệ thống tàu ca nô di chuyển khu biển vô cùng nhiều.
Theo Báo Đất Việt
Không có nhận xét nào :
Cảm ơn quý khách hàng đã đăng tin trên website. Mỗi tin đăng của quý khách đều rất quan trọng đối với chúng tôi. Thân chào!